Chuyên viên tuyển dụng là gì? Những điều bạn cần biết về nghề này

Share:

 

Thế nào là Chuyên viên tuyển dụng? Mô tả công việc, thu nhập và lý do nên chọn nghề này

I. Khái niệm Chuyên viên tuyển dụng (CVTD)

Theo khảo sát năm 2022 của Hiệp hội Quản lý Nhân sự (SHRM), 79% công ty ở Hoa Kỳ đầu tư vào việc tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, có kinh nghiệm. Điều này chỉ ra rằng phần lớn các tổ chức nhận ra tầm quan trọng của việc thu hút và tuyển dụng nhân tài hàng đầu để thúc đẩy thành công của họ

Vị trí Chuyên viên tuyển dụng (Recruiter) ở Việt Nam bắt đầu được biết đến vào đầu những năm 2000, khi các công ty đa quốc gia và các tập đoàn lớn bắt đầu mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Lúc đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao tăng cao, dẫn đến sự ra đời của các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp và vị trí Chuyên viên tuyển dụng.

Trong những năm gần đây, vị trí Chuyên viên tuyển dụng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng. Điều này là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, đòi hỏi các công ty phải tìm kiếm và thu hút những ứng viên giỏi nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Hiện nay, Chuyên viên tuyển dụng là một vị trí quan trọng trong bộ phận nhân sự của nhiều công ty, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá các ứng viên, cũng như xây dựng và duy trì mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng.

Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialists) là người đảm nhiệm chính công việc tuyển dụng bao gồm: tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng từ cấp trên, đề xuất các phương án tìm kiếm, lên kế hoạch thực hiện để đạt kết quả mang nhân sự phù hợp về với Công ty, Doanh nghiệp.

CVTD đóng vai trò khá quan trọng trong công tác điều phối nhân sự trong hệ thống, tổ chức. Giữ cho lực lượng nhân sự luôn ổn định, thu hút người tài về thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Với những nhiệm vụ quan trọng như vậy. Khách quan mà nói, chức danh Chuyên viên tuyển dụng tương đương với Phó Phòng nhân sự.


II. Mô tả công việc

1. Xác định nhu cầu tuyển dụng
CVTD tương tác với các bộ phận trong tổ chức để hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ, bao gồm vị trí cụ thể, số lượng, kỹ năng và kinh nghiệm yêu cầu.</h4>

2. Tạo và đăng tin tuyển dụng:
Họ viết mô tả công việc, yêu cầu và quyền lợi của vị trí tuyển dụng, sau đó đăng thông tin này lên các kênh tuyển dụng như trang web công ty, các trang web việc làm, mạng xã hội, v.v.

3. Sàng lọc hồ sơ
Thực hiện công tác đánh giá và sàng lọc danh sách hồ sơ ứng viên theo điều kiện tiêu chuẩn để chọn ra ứng viên phù hợp

4. Tiến hành phỏng vấn
 Tổ chức và tiến hành các buổi phỏng vấn để đánh giá chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm công việc

5. Kiểm tra đối chứng
Thực hiện cuộc gọi hoặc gửi email cho các nguồn tham chiếu/đối chứng được cung cấp bởi ứng viên để xác minh, đánh giá thêm về lịch sử làm việc của họ

6. Lập danh sách ứng viên tiềm năng
Sau khi hoàn thành quá trình phỏng vấn và đánh giá, họ tạo danh sách các ứng viên tiềm năng cho vị trí tuyển dụng.

7. Phân loại - Bàn giao ứng viên
CVTD trình bộ phận liên quan (thường là bộ phận quản lý hay bộ phận cần tuyển dụng) danh sách ứng viên đã qua vòng loại phỏng vấn để họ tiến hành vòng phỏng vấn cuối cùng và chọn ứng viên thích hợp.

8. Theo dõi quá trình nhận việc
Khi ứng viên đã nhận việc và trở thành nhân viên của Công ty, CVTD có thể theo dõi quá trình nhận việc và đảm bảo rằng các thủ tục tuyển dụng được hoàn thành đầy đủ.

CVTD nên có kỹ năng gia tiếp, tinh thần làm việc độc lập, nhạy bén phân tích tình huống, hiểu về thị trường lao động và công nghệ tuyển dụng. Những thông tin trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vị trí này. Vậy  công việc này sẽ có lộ trình thăng tiến như thế nào?


III. Mức thu nhập và cơ hội thăng tiến

Mức lương cho công việc này khá hấp dẫn, từ 10-15 triệu cho tối thiểu 2 năm kinh nghiệm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 16-20 triệu/tháng với các công ty lớn. Thu nhập bổ sung nếu bạn nhận thêm các job ngoài, cộng tác viên, giới thiệu liên kết,.. nhìn chung, một người Chuyên viên tuyển dụng “cứng cựa” có thể thu nhập nhập lên tới 20-25 triệu/tháng.</h4> Tóm lại, bạn càng làm được việc thì thu nhập bạn càng tốt.

Như đã nói ở trên, với nhiệm vụ quan trọng là đảm đương bộ máy nhân sự luôn ổn định, hoạt động hiệu quả, CVTD có vị trí tương đương với Phó phòng nhân sự. Lúc này, CVTD dụng cần bổ sung thêm khóa chuyên môn hành chính nhân sự, để thăng cấp lên Trưởng phòng Nhân sự / Quản lý tuyển dụng.

Mỗi Công ty, Doanh nghiệp có lĩnh vực, quy mô, vị trí cần tuyển khác nhau nên nhiệm vụ mỗi CVTD cũng khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp về BĐS, Đa cấp, Bảo hiểm luôn cần một số lượng cực lớn nhân viên kinh doanh/sale thì CVTD ở doanh nghiệp này sẽ nhận nhiệm vụ tuyển dụng một cách liên tục, trường kỳ. Ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc đặc thù công việc không cần phải tuyển số lượng lớn quanh năm suốt tháng như vậy thì không nhất thiết phải cần có CVTD, một nhân viên tuyển dụng bình thường là được rồi.
Điều kiện để trở thành Chuyên viên tuyển dụng giỏi?

IV. Tầm quan trọng của CVTD



Theo khảo sát do Hiring Lab thực hiện, 62% nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển dụng lao động không có kinh nghiệm

Mỗi Công ty, Doanh nghiệp có lĩnh vực, quy mô, vị trí cần tuyển khác nhau nên nhiệm vụ mỗi CVTD cũng khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp về BĐS, Đa cấp, Bảo hiểm, Chứng khoán luôn cần một số lượng cực lớn nhân viên kinh doanh/sale thì CVTD ở doanh nghiệp này sẽ nhận nhiệm vụ tuyển dụng một cách liên tục, trường kỳ. Ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc đặc thù công việc không cần phải tuyển số lượng lớn quanh năm suốt tháng như vậy thì không nhất thiết phải cần có CVTD, một nhân viên tuyển dụng bình thường là được rồi.



V. Làm sao để trở thành CVTD giỏi

Để trở thành một người tuyển dụng giỏi, bạn cần có những điều kiện sau:

1. Kiến thức tổng quát
Bạn cần có kiến thức cơ bản nhiều lĩnh vực khác nhau, để có thể hiểu được nhu cầu và yêu cầu của các vị trí công việc mà bạn đang tuyển dụng.

2. Đón trước xu hướng:
Cập nhật liên tục các xu hướng mới trong thị trường lao động, để nâng cao tỉ lệ canh tranh và gia tăng hiệu quả công việc.

3. Khả năng truyền đạt logic
Nên trao đổi rõ ràng, ngắn gọn, logic, để có thể thu hút sự chú ý của ứng viên và xử lý các tình huống phát sinh trong lúc phỏng vấn.

4. Xây dựng, duy trì mối quan hệ
Giữ mối quan hệ với ứng viên, nhằm tạo ra sự tin tưởng và gắn bó kết nối, mở rộng mạng lưới liên lạc của mình.

5. Chịu áp lực tốt
Bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt, để có thể đáp ứng được các yêu cầu và kỳ vọng của công ty, đồng thời giải quyết được các vấn đề khó khăn và thách thức trong công việc.

6. Lắng nghe và học hỏi
Để phát triển bản thân, bạn cần có tinh thần luôn lắng nghe và học hỏi, để có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời tiếp thu được những phản hồi và góp ý từ người khác.

Ngoài ra, bạn cũng cần có những kỹ năng khác như Xây dựng tổ chức, Quản lý thời gian, Vận dụng công nghệ… để trở nên hoàn thiện hơn.


Có nhiều công cụ có thể giúp Chuyên viên tuyển dụng làm việc tốt hơn, bao g   m:

* **Hệ thống quản lý ứng viên (ATS)**: ATS là một phần mềm giúp Chuyên viên tuyển dụng quản lý và theo doi các ứng viên, từ khâu đăng tuyển đến khi tuyển dụng. ATS có thể giúp Chuyên viên tuyển dụng tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như cải thiện hiệu quả tuyển dụng.
* **Công cụ tìm kiếm ứng viên (Sourcing tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên tuyển dụng tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng từ nhiều 1nguồn khác nhau, chẳng hạn như mạng xã hội, trang web tuyển dụng và cơ sở dữ liệu ứng viên.
* **Công 2cụ đánh giá ứng viên (Assessment tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên tuyển dụng đánh giá kỹ năng, kiến thức và năng lực của các ứng viên. Công cụ đánh giá ứng viên có thể bao gồm các bài kiểm tra năng lực, bài kiểm tra tính cách và các bài phỏng vấn qua video.
* **Công cụ theo dõi ứng viên (Applicant tracking tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên tuyển dụng theo dõi tiến độ tuyển dụng của từng ứng viên, từ khâu nộp hồ sơ đến khi tuyển dụng. Công cụ theo dõi ứng viên có thể giúp Chuyên viên tuyển dụng quản lý quy trình tuyển dụng hiệu quả hơn.
* **Công 3cụ xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer branding tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên tuyển dụng xây dựng và duy trì hình ảnh nhà tuyển dụng hấp dẫn đối với các ứng viên tiềm năng. Công cụ xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể bao gồm các trang web tuyển dụng, các chiến dịch truyền thông xã hội và các sự kiện tuyển dụng.

Ngoài ra, Chuyên viên tuyển dụng cũng có thể 1sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ công việc của mình, chẳng hạn như:

* **Công cụ cộng tác (Collaboration tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên tuyển dụng cộng tác với các thành viên khác trong nhóm tuyển dụng, cũng như với các bộ phận khác trong công ty. Công cụ cộng tác có thể bao gồm các phần mềm quản lý dự án, các công cụ nhắn tin tức thời và các công cụ họp trực tuyến.
* **Công cụ tự động hóa (Automation tools)**: Các công cụ này giúp Chuyên viên 1tuyển dụng tự động hóa các tác vu lap đi lặp lại, chẳng hạn như gửi email, lên lịch phỏng vấn và cập nhật hồ sơ ứng viên. Công cụ tự động hóa có thể giúp Chuyên viên tuyển dụng tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như cải thiện hiệu quả tuyển dụng. 



Trong năm 2024, chuyên viên tuyển dụng sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Dưới đây là một số thách thức quan trọng mà chuyên viên tuyển dụng có thể gặp phải:


1. Kỹ năng tuyển dụng kỹ thuật số: Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng số hóa, chuyên viên tuyển dụng cần nắm vững các công cụ và phương pháp tuyển dụng trực tuyến. Họ cần hiểu và sử dụng các nền tảng tuyển dụng trực tuyến, nhận định thị trường và sử dụng các công nghệ mới để tìm kiếm và thu hút ứng viên phù hợp.


2. Cạnh tranh khốc liệt: công tác tuyển dụng nhân sự (đặc biệt là người tài) có giá trị cạnh tranh cao, việc tìm kiếm và thu hút nhân tài trở nên khó khăn hơn. Chuyên viên tuyển dụng phải nhạy bén với các thông tin kinh tế - xã hội, hiểu rõ nhu cầu ngành nghề và vận dụng công nghệ để tìm kiếm và thu hút nhân viên giỏi.


3. Tìm kiếm ứng viên phù hợp: Việc tìm kiếm ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc là một thách thức lớn. Chuyên viên tuyển dụng cần có khả năng đánh giá và lựa chọn ứng viên dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và phù hợp với văn hóa tổ chức.


4. Thúc đẩy sự gắn kết đồng nghiệp với ứng viên: để đảm bảo sự cộng tác phát triển bền lâu, CVTD nên giữ quan hệ tốt với ứng viên. Họ cần có sự quan tâm nhất định, tạo niềm tin và đảm bảo rằng ứng viên cảm thấy được đồng hành, chia sẻ và ghi nhận sự cống hiến của mình
-----------------

Sau đây là một số lĩnh vực dự kiến có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao vào năm 2024

Chăm sóc sức khỏe: Ngành chăm sóc sức khỏe dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu chuyên gia lành nghề, đặc biệt là bác sĩ và y tá, do đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Điều này khiến chăm sóc sức khỏe trở thành một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất vào năm 2024 1.
Công nghệ thông tin: Ngành CNTT đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Xu hướng làm việc ở nhà (hay làm việc online, làm việc từ xa) và sự phát triển của công nghệ AI đã kéo theo nhu cầu về các nhà phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ ngày càng tăng
Tiếp thị: Tiếp thị là một lĩnh vực không ngừng phát triển và các công ty luôn tìm kiếm những cách mới để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Điều này khiến tiếp thị trở thành một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất vào năm 2024 14.
Tài chính và Kế toán: Ngành tài chính kế toán dự kiến sẽ phát triển trong những năm tới và sẽ có nhu cầu cao về chuyên gia trong lĩnh vực này 1.
Thương mại điện tử: Sự phát triển của thương mại điện tử đã dẫn đến nhu cầu về các chuyên gia trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Khiến các công ty trong lĩnh vực này đang săn lùng những người có thể giúp họ phát triển và thực hiện chiến lược thương mại điện tử hiệu quả





No comments

Contact us-desc:Feel free to contact us at anytime about our courses and tutorials.

Name

Email *

Message *